Các loại phi cơ được sử dụng Không_quân_Hoa_Kỳ

Tính đến năm 2004, Không quân Hoa Kỳ có trên 5.778 phi cơ đang được sử dụng. Cho đến năm 1962, Lục quân và Không quân Hoa Kỳ đã duy trì một hệ thống gọi tên phi cơ trong khi Hải quân Hoa Kỳ có một hệ thống gọi tên riêng biệt. Năm 1962, các cách gọi tên phi cơ đã được thống nhất thành một hệ thống duy nhất phản ánh phương pháp của Lục quân và Không quân. Để biết thêm chi tiết về sự hữu hiệu của hệ thống này xin xem United States Department of Defense aerospace vehicle designation. Các loại phi cơ của Không quân gồm có:

A - Cường kích

Phi cơ cường kích A-10 Thunderbolt II.

Các phi cơ cường kích của Không quân Hoa Kỳ được chế tạo cho mục đích tấn công các cứ điểm trên mặt đất. Chúng thường được sử dụng để hỗ trợ bộ binh Hoa Kỳ. Vì phải thực hiện tấn công mục tiêu gần vị trí của các lực lượng bạn nên việc sử dụng chúng là điều cần thiết khi mà các loại phi cơ ném bom không thể nào được sử dụng. Chính vì là loại phi cơ hỗ trợ gần cho bộ binh nên vai trò của chúng có tính cách chiến thuật hơn là chiến lược. Chúng hoạt động ngay tại mặt trận hơn là tấn công sâu bên trong hậu tuyến của quân địch.

B - Máy bay ném bom

Oanh tạc cơ chiến lược tàng hình B-2 Spirit.

Trong Không quân Hoa Kỳ, thật là mơ hồ để phân biệt giữa oanh tạc cơ (bomber), oanh tạc-khu trục cơ (fighter-bombers), và khu trục cơ. Nhiều phi cơ cường kích, thậm chí có cả những chiếc trông giống khu trục cơ được sử dụng để thả bom với rất ít khả năng chiến đấu trên không. Có nhiều khu trục cơ như F-16 được dùng như các "xe tải bom" mặc dù chúng được thiết kế chỉ để tham chiến trên không chống phi cơ khác. Có lẽ sự khác biệt mang tính ý nghĩa nhất là vấn đề tầm bay của chúng: oanh tạc cơ thường là loại phi cơ có tầm bay xa, có khả năng đánh vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ của quân địch trong khi các oanh tac-khu trục cơ và phi cơ cường kích chỉ có giới hạn thực hiện nhiệm vụ của mình tại mặt trận và xung quanh khu vực mặt trận. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng gặp bế tắc vì sự hiện diện của các phi cơ tiếp nhiên liệu trên không làm tăng thêm bán kính chiến đấu của các loại phi cơ này. Cùng với Nga, Hoa Kỳ là quốc gia có oanh tạc cơ chiến lược.

Phần lớn các oanh tạc cơ của Hoa Kỳ trở nên già cỗi nhanh chóng. Loại phi cơ chính yếu B-52 Stratofortress đã có tuổi đời trên 50 năm, và chúng vẫn được lên kế hoạch để phục vụ thêm 30 năm nữa. Như vậy thời gian sử dụng loại oanh tạc cơ chính yếu này kéo dài tổng cộng trên 80 năm. Đây là thời gian phục vụ chưa từng có đối với một loại phi cơ. Các kế hoạch để thay thế lực lượng oanh tạc cơ chiến lược vẫn chỉ nằm trên giấy mực.

C - Vận tải cơ

C-17 Globemaster III, vận tải cơ linh hoạt nhất và mới nhất của Không quân Hoa Kỳ.

Không quân Hoa Kỳ có thể cung cấp sự vận chuyển toàn cầu nhanh chóng. Khi mà lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở ngoại quốc tiếp tục giảm nhưng sự quan tâm của Hoa Kỳ trên thế giới vẫn như vậy thì vai trò chuyển vận của Không quân Hoa Kỳ lại cần thiết hơn. Sự chuyển vận bằng hàng không là tài sản quý giá của quốc gia để đối phó với những tình hình khẩn cấp và bảo vệ ích lợi của Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới.

Vận tải cơ hạng nặng C-5 Galaxy.

Các loại vận tải cơ đặc biệt được sử dụng để vận chuyển binh sĩ, vũ khí và các quân dụng khác bằng nhiều cách khác nhau để đến bất cứ khu vực nào trên thế giới có sự hoạt động quân sự của Hoa Kỳ, thường thường là nằm ngoài các đường bay thương mại trong các vùng không gian không có kiểm soát không lưu. Các cỗ máy chính của Bộ tư lệnh vận chuyển hàng không của Không quân Hoa Kỳ là các vận tải cơ C-130 Hercules, C-17 Globemaster III, và C-5 Galaxy. Các phi cơ này được xếp loại phần lớn bằng khả năng bay xa của chúng, ví dụ như vận tải chiến thuật (C-5), chiến lược/chiến thuật(C-17), và chiến thuật (C-130) để phản ánh nhu cầu của các lực lượng mặt đất mà chúng thường hỗ trợ nhất. Phi cơ CV-22 được Không quân Hoa Kỳ sử dụng cho Bộ tư lệnh hành quân đặc biệt (U.S. Special Operations Command). Nó thực hiện các nhiệm vụ tầm xa và đặc biệt và được trang bị với các bình xăng phụ và hệ thống rada dò đường.

V-22 Osprey, vận tải cơ lên xuống thẳng đứng.

Các máy bay vận tải được không quân hoa kỳ sử dụng bao gồm:

E - Sứ mệnh điện tử đặc biệt

E-3 Sentry, hệ thống điều khiển và cảnh báo trên không.

Mục đích của chiến tranh điện tử là không cho phép kẻ thù có lợi thế về hệ thống điện từ và bảo đảm cho phép lực lượng bạn tiếp cận được môi trường thông tin điện từ. Các phi cơ đặc trách chiến tranh điện tử có nhiệm vụ là tạo ra không gian thân thiện và gởi các tín hiệu thông tin mật cho lực lượng bạn khi cần đến. Chúng thường được mệnh danh là "mắt trên bầu trời."

F - Khu trục cơ (Tiêm kích)

Các khu trục cơ của Không quân Hoa Kỳ là các phi cơ quân sự nhỏ, nhanh, chuyển động linh hoạt, chủ yếu được sử dụng cho chiến đấu không đối không. Nhiều loại phi cơ này có khả năng thứ hai là tấn công mặt đất. Một số có hai tính năng được gọi là oanh tạc-khu trục cơ (Ví dụ như F-16 Fighting Falcon). Các nhiệm vụ khác còn có đánh chặn oanh tạc cơ và chiến đấu cơ của địch, thám thính, và tuần tra. Trong số 5.778 phi cơ có người lái đang phục vụ có 2.162 chiếc là khu trục cơ trong số đó có 1.280 chiếc F-16 Fighting Falcon với nhiều chủng loại khác nhau.

Từ năm 2006 đến 2025, Không quân Hoa Kỳ có kế hoạch giảm 28% số phi cơ chiến thuật.[27]

H - Tìm kiếm và giải cứu, tải thương

Các phi cơ được dùng cho mục đích tìm kiếm và giải cứu trên bộ.

K - Tiếp liệu trên không

KC-10 Extender, phi cơ ba động cơ tiếp nhiên liệu trên không.

Các phi cơ tiếp nhiên liệu trên không của Không quân Hoa Kỳ là các kiểu phi cơ phản lực dân sự được sửa đổi lại để phục vụ quân đội. Thường thường các phi cơ tiếp nhiên liệu đều được thiết kế đặc biệt cho mục đích này nếu như hệ thống "probe and drogue" được sử dụng mặc dù các bình tiếp liệu vẫn có thể lắp đặt vào trong các kiểu phi cơ sẵn có. Hoạt động tiếp nhiên liệu cho phi cơ dân sự chưa từng nghe nói đến. Trong những chiến dịch rộng lớn hay thậm chí là các hoạt động bay hàng ngày, việc tiếp nhiên liệu trên không thường được thực hiện rộng rãi; các khu trục cơ, oanh tạc cơ và vận tải cơ phụ thuộc nhiều vào các phi cơ "tiếp nhiên liệu" ít được người ta biết đến. Điều này làm cho các phi cơ tiếp nhiên liệu này trở thành một phần thiết yếu của Không quân Hoa Kỳ về mặt linh động toàn cầu.

L - Trang bị tia laser

Boeing YAL-1, phi cơ trang bị tia laser.

Hệ thống vũ khí trên không sử dụng tia laser (gọi tắt tiếng Anh là ABL) được đặt bên trong một phi cơ Boeing 747-400F được sửa đổi lại cho phù hợp với mục đích của nó. Đây là một hệ thống phòng thủ chống tên lửa nhằm phá hủy các tên lửa đạn đạo chiến thuật đang trong giai đoạn chưa tách ra khỏi phần đẩy.

M - Đa nhiệm vụ

Các phi cơ đa nhiệm vụ đặc biệt cung ứng sự hỗ trợ cho các sứ mệnh đặc biệt toàn cầu. Các phi cơ này tiến hành thâm nhập, thoát ra, tiếp vật liệu, nhiên liệu cho các toán biệt động từ các đường băng ngắn hoặc đường băng ngẫu nhiên.

Máy bay trinh sát - hỗ trợ không người lái RQ-4 Global Hawk

Phi cơ không người lái đa dụng

Các thế hệ đầu tiên của loại phi cơ không người lái chủ yếu là loại phi cơ trinh sát, nhưng cũng có một số được trang bị với vũ khí (Ví dụ như MQ-1 Predator có trang bị tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire cho nhiệm vụ đối đất hay tên lửa AIM-9 Sidewnider cho yểm trợ đường không).

O - Quan sát

Các phi cơ này được sửa đổi để quan sát (bằng mắt thường hay phương tiện khác) và báo cáo thông tin chiến thuật có liên quan đến sự tập kết và sự phân tán các lực lượng địch.

R - Thám thính

Lockheed U-2, phi cơ gián điệp.

Phi cơ thám thính của Không quân Hoa Kỳ được sử dụng để theo dõi hoạt động của quân địch, ban đầu chúng không có trang bị vũ khí. Một số phi cơ điều khiển từ xa, không người lái được phát triển và triển khai. Hiện tại, các phi cơ không người lái được nhìn nhận là phương tiện vũ khí ít tốn kém và có khả năng chiến đấu mà không lo sợ phải mất phi công.

Ghi chú: Mặc dù U-2 được xếp vào loại phi cơ "tiện ích" nhưng nó thực sự thuộc loại phi cơ thám thính.

T - Huấn luyện

Các phi cơ huấn luyện của Không quân Hoa Kỳ được sử dụng để huấn luyện các phi công và các thành viên phi hành khác.

TG - Tàu lượn huấn luyện

Một số máy bay lượn được sử dụng bởi USAF, chủ yếu được sử dụng cho huấn luyện bay phi công tại Học viện Không lực Hoa Kỳ.

  • TG-15A
  • TG-15B

U - Tiện ích

Phi cơ tiện ích chủ yếu được sử dụng vào lúc cần thiết cho một việc gì đó. Ví dụ, trực thăng Huey có thể được sử dụng để chuyên chở nhân sự quanh một căn cứ quân sự lớn hay một chỗ tập kết trong khi nó cũng có thể được sử dụng để di tản. Các phi cơ này là các phi cơ thường hay được sử dụng quanh năm.

  • U-28A
  • UH-1N Iroquois
  • UV-18B Twin Otter
VC-25A (Air Force One).

V - Chuyên chở nhân vật quan trọng

Các phi cơ này được dùng để chuyên chở các nhân vật quan trọng trong đó phải kể đến những nhân vật nổi bật là Tổng thống Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, các bộ trưởng, quan chức chính phủ (Ví dụ như các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ), Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ và các nhân vật quan trọng khác.

W - Quan sát khí tượng

Các phi cơ này được sử dụng để nghiên cứu các sự kiện về khí tượng như bão.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa LGM-30 Minuteman III

LGM - Tên lửa đạn đạo

Các tên lửa LGM-30 Minuteman là tên lửa liên lục địa đạn đạo đang phục vụ cho nước Mỹ  (ICBM), đang phục vụ trong Không quân lệnh tấn công toàn cầu. Tính đến năm hiện nay, phiên bản LGM-30G Minuteman III là ICBM duy nhất trên đất liền phục vụ tại Hoa Kỳ. Không quân Hoa Kỳ hiện nay đang sở hữu hơn 450 quả tên lửa LGM-30 Minuteman

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa LGM-30G Minuteman III

Các loại phi cơ ngoại quốc được các phi đoàn đặc biệt sử dụng

  • An-26 Curl (Phi đoàn hành quân đặc biệt số 6)
  • CN-235-100[28] (Phi đoàn hành quân đặc biệt số 427)
  • Mi-8 (Phi đoàn hành quân đặc biệt số 6)
Tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder

Hệ thống vũ khí

  • AGM-86 ALCM (tên lửa hành trình không đối đất): AGM-86B: 1,142 quả, AGM-86C: 239 quả, bao gồm Block 0: 41 quả; Block I: 198 quả; AGM-86D: 50 quả
  • AGM-129A (tên lửa hành trình tàng hình hạt nhân): 460 quả
  • AGM-130 MISSILE (tên lủa không đối đất có điều khiển)
  • AGM-65 Maverick (tên lủa không đối đất có điều khiển)
  • AGM-88 HARM (tên lủa diệt rada)
  • AGM-158 JASSM (tên lửa hành trình tàng hình)
  • AIM-120 AMRAAM (tên lửa không đối không tầm trung tân tiến)
  • AIM-7 SPARROW (tên lửa không đối không có điều khiển)
  • AIM-9 Sidewinder (tên lửa không đối không tầm nhiệt)
  • GBU-15 (Bom lượn có điều khiển)
  • GBU-39B (Bom điều khiển): 24,000 quả
  • JDAM GBU- 31/32/38 (Bom chùm có điều khiển): 149,237 quả
  • Massive Ordnance Penetrator (MOP): Bom khoan
  • LGM-30G MINUTEMAN III (tên lửa hạt nhân đạn đạo liên lục địa): 450 quả

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Không_quân_Hoa_Kỳ http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/M... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/M... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/M... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.airforcetimes.com/news/2009/07/airforce... http://www.aviationweek.com/aw/generic/story_gener... http://members.gocivilairpatrol.com/media/cms/CAP_... http://books.google.com/books?id=ydRaKBTQ0AgC&pg=P...